Răng sữa là loại răng hình thành và tồn tại ở độ tuổi từ 6 tháng – 13 tuổi, có tác dụng duy trì việc ăn nhai, phát âm và tính thẩm mỹ trên khuôn mặt của trẻ tương tự như răng vĩnh viễn. Do đó, nếu hiện tượng gãy răng ở trẻ em xảy ra thì sẽ gây nên các ảnh hưởng nghiêm trọng cho bé mãi về sau.
Chúng ta cần phải biết nguyên nhân gãy răng ở trẻ em là do đâu để có biện pháp khắc phục cụ thể. Thông thường, có 2 nguyên nhân phổ gãy răng sữa cơ bản nhất là do tác động từ bên ngoài và do bên trong cơ thể.
Gãy răng ở trẻ em nguyên nhân do đâu?
– Bị gãy răng sữa do tác động từ bên ngoài
Vì răng sữa rất mềm và yếu nên chỉ cần một chút lực tác động lên răng như té ngã, vập mồm vào vật cứng, va đập mạnh… cũng có thể bị gãy răng. Khi răng sữa bị chấn thương, răng sẽ lung lay sớm, lệch sang một bên, lún xuống xương hàm hoặc rụng hẳn ra.
– Gãy răng ở trẻ em do các yếu tố từ bên trong
Một nguyên nhân khác cũng gây gãy răng sữa là bởi vì phần xương ổ răng của trẻ vẫn còn mềm, hệ thống dây chằng nha chu bao quanh răng lỏng hơn so với răng vĩnh viễn. Hoặc có thể do bé thiếu vitamin D, canxi nên răng không được chắc, khỏe, dễ bị gãy.
Các bậc phụ huynh cần tìm hiểu chính xác nguyên nhân gãy răng sữa ở trẻ em để có hướng khắc phục kịp thời và hiệu quả.
Các chuyên gia đã kết luận 80 % trẻ bị gãy răng sữa là ở độ tuổi từ 2 – 4 tuổi. Bởi đây là giai đoạn răng sữa đã mọc lên đầy đủ nhưng cấu trúc vẫn chưa được hoàn thiện, răng vẫn yếu và các lớp cấu trúc răng mỏng. Đồng thời, ở tuổi này, bé cũng rất hiếu động, ham chạy nhảy nên dễ bị té ngã và chấn thương.
Răng sữa tuy sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn, tuy nhiên, không vì thế mà các bậc phụ huynh có thể xem nhẹ loại răng này và không quan tâm khi trẻ bị gãy răng hàm. Hậu quả của việc gãy răng ở trẻ em có thể sẽ rất nghiêm trọng mà không phải ai cũng biết.
Hậu quả khi bị gãy răng ở trẻ em có thể rất nghiêm trọng mà không phải ai cũng biết
– Khi trẻ bị gãy răng sữa do té ngã, các niêm mạc môi, miệng, xương ổ răng có thể cũng bị ảnh hưởng theo như bị rách hoặc sưng, chảy máu ở các mức độ khác nhau. Thậm chí, nếu ở trường hợp nặng hơn, con bạn có thể bị gãy xương hàm, trật khớp thái dương hoặc các chấn thương liên đới khác như tai, mũi, mắt, họng, sọ não…
– Nếu chấn thương mạnh, tủy có thể sẽ bị sung huyết, vôi hóa, thậm chí là hoại tử, tiêu chân răng và gây một số biến chứng cho mầm răng vĩnh viễn.
– Răng vĩnh viễn mọc lên chen lấn, xô lệch, không thẳng hàng, không đúng vị trí, răng mọc lệch lạc.
– Khớp cắn bị tổn thương, sai lệch, dẫn đến ăn nhai kém, hàm bị lệch, khuôn mặt cũng vì thế mà có thể lệch theo.
– Hàm răng giảm tính thẩm mỹ, con sẽ thiếu tự tin khi cười và giao tiếp với người khác.
Tùy vào mức độ gãy răng mà nha sỹ có thể đưa ra chỉ định phù hợp.
– Nếu thân răng gãy đồng thời chân răng cũng bị tổn thương nhẹ thì bạn cần chú ý vệ sinh răng miệng cho bé thạt tốt, tránh các loại thực phẩm phải cắn, nhai nhiều, dần dần, răng sữa sẽ tự phục hồi lại.
– Nếu chỉ gãy một phần thân răng, chân răng không bị tổn thương thì có thể giữ nguyên hoặc trám lại.
– Nếu chân răng sữa của trẻ bị tổn thương nặng, ảnh hưởng đến xương ổ răng thì tốt nhất bạn nên nhổ chiếc răng này đi để tránh nhiễm trùng, biến chứng cho xương ổ răng. Nếu mất răng ảnh hưởng lớn đến chức năng ăn nhai thì có thể thực hiện kỹ thuật trồng răng để bù đắp khiếm khuyết này.
– Nếu bị gãy nhiều ở phần thân răng, lộ tủy răng thì trước hết, nha sỹ sẽ tiến hành điều trị tủy răng rồi trám bít lại, bảo vệ mô răng còn lại khỏi sự tấn công của vi khuẩn bên ngoài.
Trường hợp răng của trẻ bị gãy cho men răng mỏng, yếu, thì sau khi xử lý, bố mẹ nên chú ý chăm sóc vệ sinh cho bé đúng và đủ đồng thời bổ sung thêm canxi, vitamin D và các dưỡng chất cần thiết cho răng con chắc khỏe hơn.
Những thông tin chi tiết trên đây về các vấn đề liên quan đến gãy răng ở trẻ em hi vọng có thể giúp ích cho bạn. Nếu còn bất cứ băn khoăn nào, vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi theo hotline 19006900 hoặc đăng ký tư vấn theo form mẫu dưới đây để được giải đáp.
Câu hỏi: Chào bác sỹ! Mong bác sỹ cho em lời khuyên xem bị gãy 4 răng cửa phải làm sao ạ, do em mới bị tai nạn và gãy răng cửa. Bây giờ em muốn phục hồi lại giống như răng ban đầu thì phải làm như thế nào? Mong bác sĩ giải đáp giúp ...
Câu hỏi: Thưa bác sỹ, tôi bị gãy răng cấm từ tuần trước do tai nạn giao thông, chỗ răng gãy thường hay đau nhức và chảy máu, việc ăn uống cũng trở nên khó khăn hơn. Nghe nói răng cấm khá quan trọng vậy mất răng có ảnh hưởng gì không và khắc phục ...
Bị gãy răng hàm là hiện tượng nguy hiểm cần có biện pháp khắc phục nhanh chóng. Bởi lẽ răng hàm là răng có chức năng quan trọng trong việc ăn nhai hàng ngày. Khi răng gãy, vỡ hay thậm chí là mất sẽ ảnh hưởng lớn đến tình trạng sức khỏe. ...
Câu hỏi: Chào bác sỹ! Em vừa đi nhổ răng hàm khoảng 1 tuần, lỗ trống ở răng làm em thấy rất khó chịu. Em có nên trồng răng giả ngay sau khi nhổ răng không thưa bác sĩ? Cụ thể là nhổ răng sau 1 tuần thì có thể trồng răng chưa ạ? Mong bác sĩ ...
Gãy răng cửa do các chấn thương va chạm không còn là hiếm. Nhiều người lo lắng sợ gãy răng gây nguy hiểm về sau. Vậy gãy răng cửa có ảnh hưởng gì không và có những phương pháp giúp khắc phục hiệu quả tình trạng này? Bị gãy răng, cụ thể hơn là bị ...
Gãy răng khiến hoạt động ăn nhai giảm sút thậm chí đình trệ với người nhạy cảm với những cơn đau. Vì vậy, bị gãy răng nên ăn gì và kiêng khem thế nào có thể giảm đau tích cực khiến bạn không thể ngờ tới. 1/ Bị gãy răng nên ăn gì thì giảm ...