Home Tư vấn trồng răng thẩm mỹ Bị gãy răng hàm – Nguyên nhân, ảnh hưởng và cách khắc phục

Bị gãy răng hàm – Nguyên nhân, ảnh hưởng và cách khắc phục

Bị gãy răng hàm là hiện tượng nguy hiểm cần có biện pháp khắc phục nhanh chóng. Bởi lẽ  răng hàm là răng có chức năng quan trọng trong việc ăn nhai hàng ngày. Khi răng gãy, vỡ hay thậm chí là mất sẽ ảnh hưởng lớn đến tình trạng sức khỏe. Vậy bị gãy răng hàm dưới do nguyên nhân gì, có ảnh hưởng nào và cách khắc phục ra sao? Hãy cùng tìm hiểu!

1. Nguyên nhân bị gãy răng hàm là gì?

Bị gãy răng hàm là hiện tượng nguy hiểm có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó, có thể kể đến một vài nguyên nhân chính như sau:

✦ Sâu răng: Sâu răng là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng gãy răng hàm. Bởi khi bị sâu răng, các vi khuẩn sẽ dần đục lỗ sâu vào men răng, sau đó dần dần lan rộng ra, khiến cấu trúc răng không còn chắc khỏe nữa, dễ gãy, vỡ răng.

✦ Thiếu canxi: Một chế độ ăn uống thiếu hụt canxi cũng là nguyên nhân khiến răng yếu ớt, kém chắc khỏe và dễ gãy vỡ.

✦ Va chạm răng: Khi răng bị tác động một lực lớn do tai nạn hay ăn, nhai phải vật quá cứng, răng cũng sẽ bị gãy hoặc sứt mẻ. Đây cũng là nguyên nhân gây gãy răng được gặp khá nhiều trong cuộc sống.

Bị gãy răng hàm có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân 

Bị gãy răng hàm có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân 

2. Những khó khăn gặp phải khi bị gãy răng hàm dưới

Răng, đặc biệt là răng hàm là bộ phận đảm nhiệm vai trò ăn nhai quan trọng nhất. Do đó, khi bị gãy răng hàm dưới, dù là gãy răng hàm dưới hay hàm trên thì đều có ảnh hưởng khá nghiêm trọng:

Bị gãy răng hàm ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai: Sức nhai sẽ yếu hẳn đi khi mất răng hàm – răng đóng vai trò ăn nhai chính.

Bị gãy răng hàm ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe: Vì sức nhai kém đi, ăn uống kém nên sức khỏe cũng theo đó mà bị giảm sút đáng kể.

Bị gãy răng hàm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ: Răng hàm nằm phía trong cùng, không lộ ra ngoài nên nhiều người nghĩ rằng nó không có vai trò về mặt thẩm mỹ. Nhưng sự thật là, gãy răng lâu ngày sẽ dẫn đến các răng còn lại bị xô lệch, tiêu xương, má hóp, lão hóa sớm,… ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ của khuôn mặt.

Bị gãy răng hàm có thể dẫn đến tiêu xương, ảnh hưởng thẩm mỹ nghiêm trọng

Bị gãy răng hàm có thể dẫn đến tiêu xương, ảnh hưởng thẩm mỹ nghiêm trọng

3. Cách khắc phục hiệu quả khi bị gãy răng hàm

Khi bị gãy răng hàm, tùy vào số lượng răng hàm bị gãy, nhu cầu và điều kiện tài chính của mỗi người mà nha sỹ có thể đưa ra phương án phù hợp nhất. Hiện nay, có 3 cách khôi phục lại răng gãy được nhiều người lựa chọn khá phổ biến, đó là hàm giả tháo lắp, cầu răng và cấy ghép Implant.

➤ Hàm giả tháo lắp: Tuy là phương pháp lâu đời nhất nhưng hiện nay vẫn được áp dụng trong một số trường hợp. Phương pháp này có ưu điểm là không cần bất cứ một thao tác nào gây tổn thưởng đến mô răng thật, nướu và xương hàm. Tuy nhiên, độ bền lại không được cao, nhanh bai dão và gây cảm giác vướng cộm khi nuốt.

Cầu răng sứ: Đây là phương pháp làm cầu răng cố định trên cung hàm. Với cách này, các bác sĩ sẽ mài hai răng kế bên răng mất nhằm mục đích tạo hai chiếc răng trụ để gắn cố định cầu răng. Ưu điểm của cầu răng sứ là đảm bảo ăn nhai tốt, bền chắc và tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, lâu ngày vẫn sẽ dẫn đến hiện tượng tiêu xương răng.

Trồng răng Implant là phương pháp tốt nhất khi bị gãy răng hàm

Trồng răng Implant là phương pháp tốt nhất khi bị gãy răng hàm

Cấy ghép răng Implant: cũng là một phương pháp trồng răng giả khác nhưng tối ưu hơn so với cầu răng sứ. Khi trồng răng Implant, răng bị mất sẽ được khôi phục hoàn hảo với cấu tạo đầy đủ chân răng và thân răng, tồn tại độc lập mà không ảnh hưởng đến bất kỳ chiếc răng nào khác. Ưu điểm đáng chú ý nhất của cấy ghép răng Implant chính ngăn ngừa được tình trạng tiêu xương hàm, đảm bảo thẩm mỹ, ăn nhai như thật.

Để được chuyên gia đưa ra cụ thể phương pháp khắc phục phù hợp nhất với bạn khi bị gãy răng hàm, tốt nhất bạn nên liên hệ với nha khoa Paris theo Hotline 19006900 hoặc điền vào Form ĐĂNG KÝ tư vấn dưới đây để được tư vấn!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Bị gãy 4 răng cửa và các cách phục hình hiệu quả nhất

Bị gãy 4 răng cửa và các cách phục hình hiệu quả nhất

Câu hỏi: Chào bác sỹ! Mong bác sỹ cho em lời khuyên xem bị gãy 4 răng cửa phải làm sao ạ, do em mới bị tai nạn và gãy răng cửa. Bây giờ em muốn phục hồi lại giống như răng ban đầu thì phải làm như thế nào? Mong bác sĩ giải đáp giúp ...

Bị gãy răng cấm ảnh hưởng lớn thế nào và cách khắc phục

Bị gãy răng cấm ảnh hưởng lớn thế nào và cách khắc phục

Câu hỏi: Thưa bác sỹ, tôi bị gãy răng cấm từ tuần trước do tai nạn giao thông, chỗ răng gãy thường hay đau nhức và chảy máu, việc ăn uống cũng trở nên khó khăn hơn. Nghe nói răng cấm khá quan trọng vậy mất răng có ảnh hưởng gì không và khắc phục ...

Có nên trồng răng giả ngay khi nhổ răng hay không?

Có nên trồng răng giả ngay khi nhổ răng hay không?

Câu hỏi: Chào bác sỹ! Em vừa đi nhổ răng hàm khoảng 1 tuần, lỗ trống ở răng làm em thấy rất khó chịu. Em có nên trồng răng giả ngay sau khi nhổ răng không thưa bác sĩ? Cụ thể là nhổ răng sau 1 tuần thì có thể trồng răng chưa ạ? Mong bác sĩ ...

Gãy răng cửa có ảnh hưởng gì không? Cách nào khắc phục tốt nhất

Gãy răng cửa có ảnh hưởng gì không? Cách nào khắc phục tốt nhất

Gãy răng cửa do các chấn thương va chạm không còn là hiếm. Nhiều người lo lắng sợ gãy răng gây nguy hiểm về sau. Vậy gãy răng cửa có ảnh hưởng gì không và có những phương pháp giúp khắc phục hiệu quả tình trạng này? Bị gãy răng, cụ thể hơn là bị ...

Giải đáp nhanh: Bị gãy răng nên ăn gì để giảm đau nhức

Giải đáp nhanh: Bị gãy răng nên ăn gì để giảm đau nhức

Gãy răng khiến hoạt động ăn nhai giảm sút thậm chí đình trệ với người nhạy cảm với những cơn đau. Vì vậy, bị gãy răng nên ăn gì và kiêng khem thế nào có thể giảm đau tích cực khiến bạn không thể ngờ tới. 1/ Bị gãy răng nên ăn gì thì giảm ...

Giải mã: Gãy răng là điềm gì có nguy hiểm gì không ?

Giải mã: Gãy răng là điềm gì có nguy hiểm gì không ?

Ở một số địa phương, đặc biệt vùng sâu vùng xa các bà con có quan niệm răng gãy răng có thể đem tới tai họa hoặc điểm gở. Chính điều này khiến nhiều người vô cùng sợ hãi và lo lắng. Cùng tìm hiểu vì sao hiện tượng gãy răng là điềm gì trong ...